Wednesday, August 12, 2009

Cà Tím Xào Tôm

Cà Tím Xào Tôm Tươi, mời:


- Cà Tím mua về rửa sạch, chẻ dọc làm 4 rồi cắt khúc vừa ăn.
- Tôm tươi lột vỏ, lấy đường chỉ đen trên lưng, rửa sạch. Ướp với tiêu + hành + muối + bột nấm + xíu đường.
- Bắt chảo dầu nóng, khử tỏi. Cho Tôm vào xào nhanh tay, sau đó bỏ Cà Tím vào xào tiếp, nêm Dầu Hào và cho tí nước lạnh vào và đậy nắp lại. Lâu lâu mở nắp trộn đều, khi Cà chín đều và nêm lại cho vừa ăn là được.

Monday, August 10, 2009

Mê Thảo - Thời Vang Bóng

....... "sự mê muội nào cũng có cái giá của nó", khi Nguyễn nhận ra chân lý này thì ông cũng đã mất tất cả ......

Phim dài 108 phút của Việt Linh - phỏng theo truyện Chùa Đàn (1946) của Nguyễn Tuân - thực hiện năm 2002, phim màu. Do bốn diễn viên chính thủ vai là Đơn Dương, Dũng Nhi, Minh Trang, và Thuý Nga.

"Mê Thảo là tên (tưởng tượng của Nguyễn Tuân) một thôn ấp hẻo lánh miền Trung Du Bắc Bộ, chuyên nghề nuôi tằm dệt tơ, vào những năm 1920. Chủ ấp tên Nguyễn chuẩn bị đám cưới người yêu, nhưng cô dâu chết trong một tai nạn xe hơi. Nguyễn đau khổ vì tình; đâm ra căm thù văn minh cơ khí, sống chìm đắm trong hoang tưởng và men rượu, sùng bái hình tượng người yêu quá cố, bỏ bê công việc. Tam, người quản lý trang trại, nguyên can án ngộ sát, được chủ ấp bao che, nên biết ơn và hết lòng phò tá. Tam muốn Nguyễn tìm lại được lẽ sống qua tiếng đàn giọng hát.

Tam lại là một tay đàn cự phách, ngày xưa đệm đàn cho một danh ca, cô Tơ, nay đã bỏ nghề sau khi chồng chết. Cô Tơ phát nguyện chỉ hát theo cung bậc của cây đàn chồng để lại. Nhưng cây đàn này linh thiêng : ai đụng đến là có thể nguy đến tánh mạng. Tam chấp nhận cơ nguy, để cứu ân nhân là Nguyễn, và cũng để thí nghiệm lý tưởng của mình. Tam thuyết phục được Tơ – vốn là tình cũ nghĩa xưa – Tam đệm đàn, Tơ hát và Nguyễn nằm nghe. Bốn dây nhỏ máu trên đầu ngón tay, Tam xuất huyết và chết gục trên cây đàn. Nguyễn cùng đoàn tùy tùng đưa xác về ấp. Và trên đường về, gặp công trường đường sắt đang được thực hiện, Nguyễn tuyệt vọng, đốt những vò rượu "vô cố nhân " và bỏ mình trong đám cháy. Trước cái nhìn bất lực của cô Câm, một gia nhân đã yêu mình trong câm nín và nhẫn nhục.
"

Nói chung phim này nên coi vì nó có giá trị nghệ thuật, là phim được đánh giá là "thành công về nghệ thuật, xứng đáng với những lời tán thưởng tại LHP Deauville và phần thưởng ưu hạng tại Bergamo. Phim hay về nhiều mặt.

Trước hết là chuyện phim hấp dẫn ly kỳ, pha chất quái đản sẵn có trong "yêu ngôn " Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, pha ánh sáng huyền ảo của điện ảnh hiện đại.

Thứ đến là kỹ thuật diễn xuất của các tài tử tương đối tự nhiên so với nhiều phim Việt Nam khác, đặc biệt Đơn Dương (Tam), Thúy Nga (Tơ) và Minh Trang (Câm). Phim dựa trên âm nhạc và phần nhạc đệm, lời ca, tiếng hát (ca trù) xuất sắc.

Sau nữa, Mê Thảo là một nguồn tư liệu cao giá về mặt địa lý, lịch sử và dân tộc học. Người xem chứng kiến hình ảnh Việt Nam hồi đầu thế kỷ, miền Trung Du Bắc Bộ : đồi núi, sông hồ, chùa chiền, nhà cửa. Cách phục sức, giải trí, cách trồng dâu, nuôi tằm, những xe tơ, những nong tằm chín đỏ – mà Nguyễn Tuân đã phác thảo bằng chữ nghĩa. Ngoài ra, bối cảnh xã hội, trong buổi tiếp xúc đầu tiên với văn minh cơ khí cũng được thể hiện
."

Saturday, August 8, 2009

Phở Gà

Mời mọi người món Phở Gà: hồi tối hôm qua lật đật, chụp hình không ưng ý lắm, sáng ra làm lại tô khác chụp hình rồi ăn luôn nè :) :

1. Phở Gà - PM:

2. Phở Gà - AM:

3. Phở Gà - AM:

Thursday, August 6, 2009

Finally! A war story the state-run media hate to reveal

Forget what you think you know, here's the real Vietnam account

Posted: July 05, 2009

9:25 pm Eastern

By Chelsea Schilling

© 2009 WorldNetDaily

These men, Americans and Vietnamese of every military branch, were a genuinely disparate bunch. … As spent as he now was, he continued to gaze at these young men who looked older than they were, who collectively carried the weight of the world on their tired frames, and simply smiled to himself. God alone knew how proud Turley was of those men.
– "Ride the Thunder" by Richard Botkin

Everything Americans know about the end of the Vietnam War is wrong, contends Richard Botkin, author of " Ride the Thunder" and former Marine infantry officer. He reveals the heroic, untold story of how Vietnamese Marines and their U.S. advisers fought valiantly, turning the tide of an unpopular war and actually winning – while Americans 8,000 miles away were being fed only one version of the story.

"From the American side, I think most people have a completely uninformed or misinformed opinion of the Vietnam War," Botkin told WND. "Most Americans, including people who served in Vietnam, didn't appreciate the level of sacrifice of the South Vietnamese. These people love freedom."
Get Richard Botkin's hot new book "Ride the Thunder" autographed exclusively at WND's SuperStore.

Botkin toured former battlefields in Vietnam and chronicled of the Vietnamese Marines, or TQLC, and their American Marine advisers, an extraordinary "band of brothers" who fought, bled, endured and triumphed against the growing of communism.

The Viet Cong, a band of communist guerrillas in South Vietnam, blended in with the civilian population and even posed as police officers. Known for their stealth and deception, they often poisoned wells and intimidated civilians into silence, forcing them to endure of communist propaganda and indoctrination.

Gerry Turley

Soldiers of the communist North Vietnamese Army, or NVA, routinely attacked thousands of helpless civilian refugees – including young women, elderly citizens and crying children – with intentional and indiscriminate artillery fire. In 1968, communists murdered between 3,000 and 6,000 innocent civilians and buried them in mass graves. Families endured pain, suffering, and indignities that many Americans might never imagine while communists released propaganda readily consumed by Western critics of the Vietnam War.

"The communists were masters at using propaganda against us," Botkin said. "They would even place high-value targets near civilian centers."
To further distort U.S. perception of the war tally, the NVA tied jungle vines to soldiers' ankles so their comrades could quickly drag them from the battlefield and prevent Americans from obtaining accurate body counts.

Up against a determined and numerically superior communist foe with Soviet-supplied tanks, the South Vietnamese and their U.S. advisers maintained a doggedness and undiminished fighting spirit that would remain a well-kept secret – one Botkin would later chronicle in his book, "Ride the Thunder."

See WND's exclusive video interview with "Ride the Thunder" author Richard Botkin:

Meanwhile, only the weaknesses and faults of the South Vietnamese warriors were highlighted by Western media. U.S. Marine Capt. John Ripley, future adviser for the Vietnamese TQLC, became disillusioned with American reporting early in the war.


Skipper John Ripley and "Ripley Raider" Sgt. Chuck Goggin, Ca Lu, 1967
The routine terrorizing of Vietnamese villagers by Viet Cong and NVA forces was regularly deemed not newsworthy. When the American press refused to cover the story of how several Marines had been captured and then, nearly like Christ, staked alive with bridging spikes to trees just outside friendly positions near Con Thien for their comrades to listen to their cries of pain and ultimate death, it soured him completely on reporters.

Botkin said media demonization of U.S. and South Vietnamese efforts played a role in turning the tide of American support for the war. Many times, correspondents conveyed the idea that the enemy had networks of tunnels and hideouts, with Viet Cong fighters running rampant in jungles and lurking in villages. While the press gave many Americans a feeling that Marines and soldiers were always in harm's way, the Republic of Vietnam's fledgling democracy was beginning, by 1966, to show progress and promise.

Botkin wrote that by 1968 the ongoing struggle to win American hearts and minds through television in the country's living rooms was not going well.
Reporting on the Khe Sanh battles, scores of reporters would fly into the combat base just long enough to film Marines being shelled and ducking for cover before flying out again to nightly post their stories and sip beer in safe rear areas. … Seeing the nation's most storied warriors on the receiving end of punishment, night after night, left a distorted impression at home as to how the war was being prosecuted.
He said the enemy used the Western media's depressing war coverage to their advantage.
"The communists were way more willing to invest lives because the center of gravity was not the battlefield," he said. "It was American public opinion."
(Story continues below)


Lt. Col. Le Ba Binh stands in Quang Tri prior to being wounded for the 9th time, 1972

Botkin noted that American media and movies often still portray the Vietnamese as corrupt, weak, effete and treasonous rather than people who were fighting for their freedom. But he said "Ride the Thunder" reveals the untold inspirational story the media neglected – one of friendship, bravery, patriotism and courage.

He tells the account of Gerry Turley, member of an all-star American team of advisers, who must find the moral courage to persevere when he is forced into one of the highest positions of leadership in the midst of a brutal and bloody confrontation.

"Here's a guy who went to the northern part of South Vietnam on a milk run, and unbeknownst to him, he's put into the leadership challenge of his life," Botkin said. "I liken him to a Job-like figure. For five days, he's not only having to focus on fighting the communists, but he's got a military bureaucracy that doesn't believe him and is sniping at him from all sides. He has to have the courage and the strength to carry on. No one affirms him, and yet he presses on."

Botkin said American adviser Capt. John Ripley shows exceptional physical courage when he takes on the superhuman task of detonating a steel bridge at Dong Ha on Easter Sunday, 1972 – before the enemy can cross with its tanks and 20,000 invaders.

Ripley had not slept or eaten a solid meal in four days when he shimmied up and down the I-beams of the bridge for nearly four hours, rigging them for detonation. His legs dangled like moving targets, inviting enemy fire.

"The story of John Ripley's physical courage is obvious," Botkin said. "Most people can't comprehend how hard it was to do what he did."

While most people might never have dared attempt the monstrous feat, Ripley never backed down, purchasing critical time for allied forces.
"John Ripley was not at all interested in failing while doing greatly," Botkin wrote.


Roberto Clemente and Chuck Goggin, Sept. 30, 1972

He said Vietnamese TQLC commander Le Ba Binh was a prime example of enduring courage in a battle of David and Goliath proportions as his battalion of only 700 men held 20,000 communist invaders in Dong Ha.

Binh, a man with few equals in the war-fighting profession, served 13 years in heavy combat and another 11 years in prison camps. Despite numerous battle wounds and lost comrades, he showed unwavering courage in the face of extreme hardship.

Botkin went to Saigon with Binh while conducting research for his book. Binh explained war strategies and walked him through many of the areas in which he fought.

In his book, Botkin profiles numerous other American and Vietnamese warriors such as George Philip, Ngyuen Luong, Bob Sheridan, Chuck Goggin and the unparalleled sacrifices of their families – all in the pursuit of freedom. Many paid the ultimate price in the effort to keep their country free of communism.

The NVA had unleashed its most massive invasion of the entire war during the Easter Offensive in 1972. But in the first two weeks of battle in Quang Tri Province, the out-manned and out-gunned South Vietnamese Marines held the advance, never allowing the communists to go even a full 20 miles into their country.

As American advisers were returning home, many left with the feeling that the South Vietnamese might win the war.
And even though the ground situation had not been completely stabilized in Quang Tri Province, the Vietnamese were now aggressively moving over to the offensive. Ripley could see the momentum and leadership beginning to move in the right direction. … [H]e believed down to his very core that the good guys were winning; and would win their fight for freedom as long as they continued to receive the material support of the Americans.


Capt. George Philip, 1972

Capt. George Philip had a great deal of respect for the resolve and the resilience of the Vietnamese, and he, too, was certain the communist invaders would be expelled.

Major Bob Sheridan, a seasoned American adviser, noted that most of the dead and prisoners of war who belonged to the NVA were young boys who appeared to be only 16 and old men who appeared to be grandfathers.

"He was certain the NVA had used up the of its youth and was close to spent entirely," Botkin wrote. "When he followed Captain Philip home about a month later, he too was convinced the good guys had the necessary momentum going."

Nonetheless, the war had already been lost in many American hearts and minds. The unraveling of Richard Nixon's presidency from 1973 and into 1974 further hampered the U.S. commitment of support to President Nguyen Van Thieu.

America was looking for an honorable exit with a treaty that would protect the South's sovereignty and bring POWs home, Botkin said. President Nguyen Van Thieu was not eager to negotiate a treaty that called for complete of U.S. troops and allowed communist forces to remain in South Vietnam.


President Nixon gives his "V" for victory sign on campaign trail, 1972

On Jan. 23, 1973, President Nixon proclaimed "Peace with Honor" in his televised speech to the world.
"We used that as a cover to disengage," Botkin said. " is replete with examples of communists only abiding by treaties that are to their advantage and shrugging them off every other time. It was the honorable exit, or 'Peace with Honor' – even though there was no honor and no peace."

NVA treaty violations began immediately as communists prepared for their next invasion of the South. On July 1, 1973, Congress passed the Fulbright-Aiken Amendment, stating:
Notwithstanding any other provision of the law, on or after August 15, 1973, no herein or heretofore appropriated may be obligated or expended to finance directly or indirectly combat activities by the United States military forces in or over or from off the shores of North Vietnam, South Vietnam, Laos, or Cambodia.
"We cut their aid so that effectively they were getting less," Botkin said. "The Soviets and Chinese had no restrictions on aid to the NVA, and they didn't face public scrutiny. So, it was just a matter of time."
He wrote, "[T]he communists in the North were essentially given a free pass for another invasion. It was already underway."

Millions of displaced Vietnamese citizens fled the communist invasion. Hopeless citizens faced and execution. On the morning of April 30, 1975, the Vietnamese Marine Corps ceased to exist after 21 years of combat.

Communist forces gained control of all media without delay, and citizens were forced to exchange only limited amounts of their savings for Northern currency.

Meanwhile, soldiers and Marines were sent to "re-education" camps where they were starved, forced to endure communist propaganda and separated from their families for many years.

"You wonder, if you were put in a re-education camp for 10 and a half years, would you survive?" Botkin asked. "One Marine said he wondered if his wife would have waited for him. That's tough. Those are tough emotions."

But the story doesn't end there.


2nd Lt. Nguyen Luong (right) with comrades in Saigon, fall 1971
Botkin challenges some of the greatest misconceptions of how the Vietnam War ended and offers a glimpse of history the media still refuse to tell.

He appeared on Hugh Hewitt Show July 2 to announce his book and tell the stories of these American and South Vietnamese warriors.

Amazon ranks "Ride the Thunder" No. 1 in books on Vietnam and the Vietnam War. It currently ranks No. 2 in the U.S. veterans category.

Rather than ending his groundbreaking book with the disbanding of the TQLC, the fall of Saigon and imprisonment of the South Vietnamese, Botkin concludes the story with an uplifting turn of events for two unlikely.

In his book, he explains that it is difficult for many Americans to fully comprehend the Vietnamese sacrifice because freedom is so often taken for granted in the United States.

"[i]t is true that the protected are blessed in many, many ways they are unable to even fathom," Botkin wrote. "For the Vietnamese men, women and children who constituted the second diaspora, the blessings of American liberty were very obvious, very tangible, and extremely sweet."

Những anh hùng Thủy Quân Lục Chiến

Cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa và chiếc cầu ở Đông Hà

Richard Botkin – Giang chuyển ngữ

Cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa và chiếc cầu ở Đông Hà

Vào giữa trưa ngày 30 tháng Ba, 1972, Bắc Quân bất ngờ phóng ra cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Lớn hơn cả về tầm vóc và mức độ của cuộc tổng công kích Mậu Thân, lần nầy Bắc Quân gần như đánh một trận đánh qui ước

Với viện trợ rộng rãi và vô giới hạn về đạn pháo, xe tăng Liên Xô và các vũ khí phòng không mới nhất, Bắc quân đã đạt nhiều thắng lợi. Bộ tổng tham mưu Nam Việt Nam và các cố vấn Mỹ ở mãi tận Sài Gòn đã không được tin nổi các báo cáo về sức mạnh và những thắng lợi của Bắc quân trong những ngày đầu tiên.

Ba ngày rưỡi đầu tiên của cái mà về sau được gọi là cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hầu như chỉ tòan là tháo lui. Yếu tố bất ngờ của lực lượng chiến đấu qui ước của Bắc Quân đã gây tổn thất nặng cho lực lượng bạn. Những trận pháo không phân biệt mục tiêu, dữ dội như những trận pháo mà các các chiến binh kỳ cựu từng trải qua, đã gây thiệt hại cho từng đoàn nông dân, giờ đã trở thành dân di tản ở tỉnh Quảng Trị. Thời tiết xấu và tầm nhìn bị giảm đã hoá giải lợi thế về không lực của miền Nam. Thật không ngờ tình hình có thể xấu đi trong một khoảng thời gian ngắn đến thế.

Ngay từ đầu thị trấn Đông Hà rõ ràng đã là một mục tiêu chiến lược của Bắc Quân. Biết được rằng chiếc cầu duy nhất ngang qua Cam Lộ – sông Cửa Việt, với khả năng chịu được sức nặng của xe tăng T-54, có thể được dùng với hiệu quả khổng lồ, quân địch cần chiếm được chiếc cầu này còn nguyên vẹn. Kiểm soát được chiếc cầu này sẽ mở được cánh cửa phía Nam cho các lợi thế về sau. Ít nhất, nếu chiếm được Đông Hà thì chắc chắn sẽ chiếm được các tỉnh phía bắc.

Đơn vị đồng minh duy nhất gần vùng bão tố đang vần vũ ở Đông Hà là Tiểu Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Như định mệnh đã an bài, Đại Úy John Ripley người cố vấn của đơn vị, ngày hôm ấy chuẩn bị bước vào đấu trường.

Cho đến năm 1971, John Ripley đã thực hiện hầu như tất cả những gì mà một đại úy có thể hoàn thành để xứng đáng với cương vị của mình. Sau khi đã phục vụ thành công ở Việt Nam trong cương vị một cấp chỉ huy đại đội vào năm 1967, trong khoảng thời gian này Ripley bị thương và được tưởng thưởng huân chương, sau đó ông lần lượt phục vụ với lực lượng thám sát của Thủy Quân Lục Chiến và là sĩ quan trao đổi trong lực lượng Thuỷ Quân Lục Chiến của Hoàng Gia Anh (những chức vụ trong Thủy Quân Lục Chiến của Hoàng Gia được tuyển chọn vô cùng khó khăn, và thường chỉ có các sĩ quan có nhiều triển vọng mới đạt được). Có một gia đình hạnh phúc và là bố của ba đứa con thơ, Ripley không cần phải trở lại Việt Nam. Thế mà ông đã trở lại.

Sự dữ dội của cuộc tấn công của Bắc Quân đã gây ra đủ thứ vấn đề về chỉ huy và kiểm soát của đồng minh. Vì tình hình vô cùng khẩn cấp, Trung Tá Gerry Turley, người vừa đặt chân đến để phục vụ với chức vụ cố vấn trưởng của vùng phía bắc, được lệnh chỉ huy tạm lực lượng tiền phương của sư đoàn 3 bộ binh. Ý thức được việc phá hủy cây cầu là một điều cần thiết, mặc dù thượng cấp ở bộ chỉ huy (vì không nhận ra được tình hình đang tan rã về mặt chiến thuật) đã ra lệnh cho ông không được làm việc này, Turley vẫn ra lệnh. Ông biết chắc rằng ông đang đưa Đại Úy Ripley vào cõi chết.


Đại úy John Ripley và "Ripley Raider" trung sĩ Chuck Goggin, Cà Lũ, 1967. Nguồn: wnd.com
Với hỏa lực bảo vệ của Tiểu Đoàn Ba Thủy Quân Lục Chiến và sự hỗ trợ của Thiếu Tá Bộ Binh John Smock, Đại Úy Ripley hoàn thành được điều coi như không thể thực hiện được: Ông xông tới và giựt xập chiếc cầu.

Không thể dùng một hình ảnh tương tự nào về thể thao để so sánh với việc Ripley làm. Không giống như chạy 1 mile (1.6 km) chỉ có 3 phút, hay là cử được quả tạ 700 lb (317.5 kg) hay là lật ngược tình thế dành được chiến thắng giải vô địch Super Bowl. Không có đám đông ngưỡng mộ. Điều Ripley làm đơn giản là điều không thể thực hiện được. Giả sử như ông thất bại trong khi cố gắng làm việc ấy, nhiều lắm các đồng đội của ông chỉ nghĩ về ông như là một người mã thượng và can đảm.

Giá trị của việc phá hủy đúng lúc chiếc cầu ở Đông Hà không nói sao cho hết – cả về tinh thần anh dũng của cá nhân Ripley và ảnh hưởng của nó đối với toàn bộ cuộc tấn công của cộng sản. Đối với những người thích suy tưởng về những hòan cảnh lịch sử khác nhau, họ có thể lý luận một cách dễ dàng rằng nếu như Bắc Quân chiếm được chiếc cầu và thị trấn vào lúc ấy, cái đoạn kết kém may mắn của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng Tư, 1975 có thể đã đến sớm hơn.

Được xây dựng bởi lực lượng công binh Seebees của Hải Quân Hoa Kỳ vào năm 1967, chiếc cầu dài 200 mét, bằng bê tông cốt thép. Sự phá hủy chiếc cầu nầy đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, thông minh và gan dạ. Mà gan dạ là chính. Ripley cần phải có cả ba để có thể gài 500 lb (227 kg) chất nổ vào gầm cầu.

Phải mất hơn một chục lần di chuyển qua lại giữa bờ sông phía nam và gầm cầu, mỗi lần ông mang khoảng 40 lb (10 kg) chất nổ, đánh đu dưới gầm cầu, chuyền bằng tay đến những nhịp cầu và những đà ngang khác nhau, phơi mình cho hỏa lực của đối phương từ bờ sông phía bắc. Công việc đạt chất nổ và gài dây nổ mất hơn hai tiếng đồng hồ.

Khi việc gài chất nổ đã xong, không kèn không trống, Smock và Ripley cho nổ tung chiếc cầu.

Kỳ công của Ripley ngày hôm ấy vẫn còn tiếp tục làm say mê lòng người. Đây không phải là hành động của một người bình thường. Sự can đảm của ông không phải là một phản ứng liều lĩnh hay là cú đấm trả đũa sau khi bị ăn đấm của kẻ thù. Hành động của ông trong cái khung thời gian ba tiếng ấy – trong khi thế giới đang sụp đổ chung quanh ông – là có ý thức, có chủ tâm, có chủ định trước. Toàn bộ tinh thần và thể xác của ông được tập trung cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ cần thiếu đi một chút là ông đã thất bại. Ngay cả trước khi bắt đầu ông đã mệt mỏi lắm, đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ ông ở trong trạng thái không phải là trống rỗng, mà còn hơn thế nữa.

Nhờ sự phá hủy chiếc cầu, cuộc tấn công của cộng sản bị khựng lại, nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn. Luôn luôn được giao cho những nhiệm vụ khó khăn, Tiểu Đoàn Ba Thủy Quân Lục Chiến – còn có biệt danh là Sói Biển – là một đơn vị được truyền tụng nhiều trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Trong khi hành động của Ripley vào ngày chủ nhật năm 1972 đã biến ông thành huyền thoại giữa các cố vấn và các quân nhân chuyên nghiệp cùng thời, ít nhất cũng có một nhân vật ngang ngửa với ông, người chỉ huy của Sói Biển.

Thiếu Tá Lê Bá Bình là “Thủy Quân Lục Chiến của Thuỷ Quân Lục Chiến”. Trong 18 năm lịch sử của binh chủng, ông đối với binh chủng Thủy Quân Lục Chiến giống như Chesty Puller, Dan Daly và Pappy Boyington cộng lại trong lịch sử 196 năm của Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Trạc tuổi với người bạn thân tín John Ripley, Bình đã từng thụ huấn tại The Basic School ở Quantico (Virginia) nơi mà tất cả các thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ được huấn luyện quân sự. Bị thương hàng chục lần, ông đã được trao thưởng huân chương 7 lần trước khi xảy ra cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa.

Bình là một cấp chỉ huy quân sự chuyên nghiệp. Luôn luôn ở phía trước khi giao tranh đang ác liệt nhất, ông được các binh sĩ kính trọng và ông sẵn sàng chấp nhận gian khổ để đánh bại những người cộng sản mà ông căm ghét. Với thế giới quanh ông và các binh sĩ của ông đang sụp đổ và khả năng chiến đấu kém cỏi của nhiều đơn vị Việt Nam Cộng Hòa của vùng 1, ông vẫn giữ ý định tuân theo mệnh lệnh mà ông đã nhận được – giữ vững vị trí bằng mọi giá.

Các trận đánh bên trong và chung quanh trị trấn Đông Hà chỉ là một phần của cuộc tấn công rộng lớn của cộng sản. Trong khi nhiều đơn vị của quân đội Việt Nam Cộng Hoà lúc đầu sụp đổ trước áp lực của Bắc Quân, những tiểu đoàn của lực lượng Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam, cùng với các cố vấn, đã chiến đấu kiên cường và bất đắc dĩ mới chịu lui quân.

Đối diện với cả sư đoàn gồm 20000 quân và khoảng 200 xe tăng, hơn 700 người của Tiểu Đoàn Ba Thủy Quân Lục Chiến đã giữ được Đông Hà trong bốn ngày, cho đến khi họ hoàn toàn bị vây kín và buộc phải chiến đấu để mở đường rút lui ra khỏi khu vực. Gần một tháng sau, khi những người lính còn sống sót đứng nghiêm để nghe diễn từ của cấp chỉ huy tại bộ chỉ huy vùng ở Huế, Thiếu Tá Bình chỉ đọc lên được tên của 52 người sống sót. Hai đại đội bắn bảo vệ cho Ripley khi ông và Đại Úy Smock phá hủy chiếc cầu, rồi ở lại cố thủ, chiến đấu với xe tăng và bộ đội của Bắc Quân, đã bị xóa tên cho đến người lính cuối cùng.

Cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa chấm dứt với sự thất bại của Bắc Quân, một phần không nhỏ nhờ vào những nỗ lực của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và các cố vấn trung kiên của họ. Bất hạnh thay, gần ba năm sau sự tự do ở vùng Đông Nam Á bị kết liễu. Trong lúc đó các cố vấn Gerry Turley, John Ripley, George Philip và các người khác nữa trở về nhà, hội nhập trở lại binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và xã hội Hoa Kỳ.

Không có chuyện trở về nhà – không có chuyện hết hạn luân phiên phục vụ – cho những người như Thiếu Tá Bình và các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến của ông. Họ chiến đấu với cộng sản cho đến ngày 30 tháng Tư, 1975. Lê Bá Bình không được may mắn như một số ít người tìm được một chỗ trên những chiếc trực thăng bốc người vào những ngày cuối tháng Tư. Bị bắt, ông bị tống giam vào các trại “cải tạo.”

Trong một khoảng thời gian dài hơn sáu lần thời gian Mỹ tham dự Thế Chiến II, Bình lao động khổ sai trong các trại. Trong suốt nhiệm kỳ của năm tổng thống Mỹ, Bình lao động khổ sai. Khi thị trường chứng khoán nhảy vọt năm 1982, Bình lao động khổ sai. Trong khi đa số những người từng phục vụ ở Việt Nam sống tiếp đời mình và hướng tới tương lai, Bình vẫn kẹt lại trong những khu rừng tre tù ngục. Rồi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987, vụ Thiên An Môn, sự xụp đổ của Liên Bang Sô Viết, cuộc chiến vùng Vịnh, qua biết bao những thăng trầm của thế sự, Bình vẫn cứ lao động khổ sai. Luôn luôn ngạo nghễ, không bao giờ khuất phục. Những chủ nhân ông của đám nô lệ chỉ hoài công.


Thiếu tá Lê Bá Bình ở Quảng Trị trước khi bị thương lần thứ 9 (1972). Nguồn: wnd.com Niềm Vui

Bất cứ khi nào tôi ở bên cạnh những người lính Thuỷ Quân Lục Chiến, dù là những người bạn thâm giao hay là những người bạn mới quen, những lúc ấy tôi cảm thấy một cảm giác dễ chịu và hạnh phúc rất lạ lùng. Tôi không thể nào diễn tả thành lời được. Nó khác hẳn với những khoái cảm khi được làm cha, và hơn cả những sự thích thú và sự vui sướng hồn nhiên khi tôi hồi tưởng thuở còn là một đứa bé đang chờ mong ông già Noel đến cho quà. Tôi sẽ chỉ biết gọi tên tình cảm này là vui sướng. Khi tôi kề cận các anh em Thủy Quân Lục Chiến, tôi thấy vui…vui sướng …hân hoan. Chỉ đơn giản có thể thôi. Tất cả chỉ đơn giản có thế thôi.

Trong ba ngày tôi được kề cận, đắm mình trong ánh hào quang của hàng tá những anh hùng mà tên tuổi và công trận của họ hàng triệu người Mỹ và Việt Nam sẽ không bao giờ biết đến. Những cố vấn trẻ nhất giờ đây cũng gần 60. Đa số thì già hơn, và ngoài trừ những sợi tóc bạc, tất cả vẫn còn phong độ, dáng vẫn hiên ngang, lửa vẫn còn trong mắt. Những điều đó cho thấy họ vẫn còn là – và chỉ là – Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Những nhân viên tuyển mộ cho lực lượng đã bỏ quên một lợi khí quảng cáo lớn nhất, mà hiệu quả của nó không thể lường hết được. Cứ mỗi lần tôi gặp các bạn TQLC, những điều hiển nhiên ấy lại tràn ngập lòng tôi. Đó là cái đám TQLC cùng với những người vợ, và nhờ những người vợ, trông rất thành công. Các hàng huy chương của các cố vấn vẫn không ấn tượng bằng các bà vợ, những người đã giữ gìn tất cả. Đây không những chỉ là những người đàn bà đẹp. Họ quả là những người đàn bà đẹp. Nhưng đây còn là những người đàn bà mà nghị lực, can đảm và nhiệt tình có khi còn hơn cả những ông chồng của họ. Đây là những người vợ có cá tính, tin tưởng vào chồng, và chính nghĩa mà chồng họ đã phục vụ, trong khi rất ít những bà vợ khác giữ được niềm tin như vậy.

Quả là một tập thể đáng để gần gũi. Rồi còn những con người Việt Nam nữa chứ.

Tôi không nghĩ rằng tôi là kẻ duy nhất nhìn lịch sử qua cái nhìn duy ngã của “kinh nghiệm của nước Mỹ” – Kinh nghiệm của Mỹ trong đệ nhị Thế Chiến, kinh nghiệm của Mỹ ở Đại Hàn, Việt Nam, chiến tranh Lạnh… hoặc bất cứ nơi nào khác. Hiếm khi nào tôi nghĩ đến đồng minh, nhất là đồng mình từ một đất nước và chính quyền đã không còn chính thức tồn tại. Thế mà họ đang có mặt ở đây với chúng tôi, hay chúng tôi đang có mặt cùng họ cũng thế. Tất cả những người lính TQLC Việt Nam, vợ con họ, đều có vẻ hãnh diện, sung túc và thành đạt. Cũng như các cố vấn anh em, những người lính TQLC Việt Nam, với bộ quần phục rằn ri, trong vẫn oai hùng, vẫn còn toát ra vẻ nhiệt tình, sẵn sàng vì nhiệm vụ.

Khi tôi được cho biết về những gì mà những gia đình này – nay đã là công dân Hoa Kỳ- phải trải qua để đặt chân đến nơi đây, những bài nói chuyện của họ, những lời kể lại của họ về tình đồng đội, sự dũng cảm và hy sinh, bằng tiếng Anh hoàn hảo hơn cái tiếng Việt của tôi nhiều, bỗng dưng trĩu nặng những ý nghĩa.

Trong toàn thể dân số của Hoa Kỳ, nhiều lắm chỉ có chừng một triệu người đã từng chiến đấu, xáp lá cà, bằng lưỡi lê, không lùi bước để bảo vệ tự do. Trong toàn thể những người sinh trưởng nơi đây, ngoại trừ những người bị bắt làm tù binh, không một người nào bị tước mất tự do của mình. Ngay cả giữa những chiến binh của chúng ta, đa số chưa từng bị nguy hiểm tới bản thân để bảo vệ tổ quốc. Với người Mỹ tự do là chuyện đương nhiên.

Tôi tự hỏi không hiểu tự do ngọt ngào như thế nào, không hiểu một người đến từ Hungary vào năm 1957, Cuba vào năm 1962, Đông Âu và Đông Nam Á sau năm 1975 yêu quý đất nước này như thế nào và hiểu như thế nào về những phước lành mà chúng ta đang thụ hưởng. Lê Bá Bình hiểu.

Sống lại với nhau những giây phút chỉ có hai người, Ripley và Bình dạo bước trong sảnh đường trống rỗng của The Basic School nơi họ có những kỷ niệm chung dù từ những thời gian khác nhau. Bao bạn bè đã ra đi. Biết bao là hy sinh. Thân thiết còn hơn là anh em, họ không cần phải giao tiếp bằng lời. Xưng hô với nhau vẫn như thời 1972, không phải vì kỷ cương quân cách nhưng phát xuất từ lòng quý mến và kính trọng, đối với Ripley thì Bình bao giờ cũng vẫn là “Thiếu Tá.”

Bình, người đã hoàn thành quá nhiều, đã từng nhìn thấy quá nhiều, đã từng trải qua tất cả những cảnh đời, là một người ít nói. John Ripley đã không thể diễn tả hết những câu trao đổi ngắn gọn sau cùng, mà không phải ngừng lại để dằn nỗi xúc động. Dừng bước để quay lại nhìn quang cảnh một lần cuối trước khi từ giã, Bình bày tỏ với người cố vấn của mình: “Ripp-lee. Tôi hạnh phúc.”

"Quả là tuyệt, Thiếu Tá. Tôi cũng sung sướng nữa”

“Không, không, không phải vậy, Ripp-lee” – như thế muốn nói với Ripley rằng ông vẫn chưa hiểu gì cả. Vỗ vỗ lên ngực mình, Bình tiếp tục. “Tôi hạnh phúc… ở tận đây. Tôi hãnh diện.”

Lê Bá Bình, chúng tôi hân hạnh ông có mặt nơi này.

Mừng ông đã về nhà, Thiếu Tá. Mừng ông đã về nhà.

Sunday, August 2, 2009

Miến Xào



Bí quyết luộc Miến loại sợi to:
- Miến hiệu Fun Sai hoặc hiệu khác cũng được (loại sợi thẳng của Đại Hàn): mua về ngâm nước ấm khoảng 30 phút - 1 tiếng hoặc đến khi nào cọng Miến nở to và cong lại là được. Sau đó đổ ra rổ cho ráo nước.
- Nấu nồi nước thật sôi, bỏ tí dầu ăn và tí muối rồi đổ Miến vào đảo (khuấy) đều, chờ khoảng 1-2 phút, đổ ra rổ rồi xả lại với nước lạnh và để cho ráo nước.
- Sau đó cho Dầu Mè vào xóc đều để sợi Miến được rời ra.

Gỏi Hến Trộn Mít



*** NGUYÊN LIỆU:
- 3 lon mít non loại 20 oz = 560 g
- 6 lon hến loại 10 oz
- Hành hương sắt mỏng, phơi hơi héo héo để phi vàng
- Rau răm (2 bó)
- Ngỗ (1 bó)
- Mè (1 bịch): rang hay nướng vàng
- Chút đường, bột ngọt, bột me, muối, tỏi, ớt bột (nếu muốn cay ít hay nhiều tuỳ ý)
- Dầu ăn
- Bánh tráng: nướng vàng



*** CÁCH LÀM:
- Mít non: rửa sạch, xắt mỏng và vắt cho ráo nước
- Hến: đổ hết nước và rửa sạch để cho ráo, vắt nhẹ cho ráo hết nước. Đem ướp với hành hương và tỏi xay nhuyễn + tí đường + bột nấm + tiêu và xóc cho đều.
- Xào hến: Bắt chảo dầu khử chút tỏi cho thơm, bỏ hến vào xào rồi nêm bột me, ít muối, ít đường, bột ngọt, ớt bột ... sao cho vừa miệng (hơi chua chua cay cay một chút) ==> để nguội
- Xào mít: Bắt chảo dầu khác khử chút tỏi cho thơm, bỏ mít vào xào rồi nêm bột me, ít muối, ít đường ==> để nguội trước khi trộn chung
- Rau răm 1 bó sắt nhỏ với rau ngỗ để trộn, còn 1 bó rau răm thì sắt to to để sau khi bày ra diã thì rãi len tren cho đẹp mắt.
- Mè: rang hay nướng cho vàng
- Hành hương: phi lên cho vàng và vớt ra để ráo.
===> khi mít và hến nguội thì đổ chung lại với nhau, bỏ rau răm và rau ngỗ đã xắt nhỏ vào, cho mè và hành phi vào trộn chung với nhau (nhớ chừa lại một ít hành phi để trang trí lên trên cùng của cái dĩa cho đẹp mắt).
- Bày ra dĩa thì lấy số rau răm xắt to rải lên tren và ít hành phi, cắt vài lát ớt đỏ đỏ trang trí trên cùng cho đẹp mắt.