Saturday, June 6, 2009

Hành trình đi tìm kim cương

Nói cho ....sang vậy thôi chứ đây chỉ là tên gọi của một trong những chuyến đi chơi xa của nhóm chúng tôi. Nhóm này xuất phát từ một số bạn bè người Việt đã từng học trường Đại Học Cộng Đồng (Houston Community College) rồi chuyển tiếp lên các trường Đại Học lớn như University of Houston, University of Houston-Clear Lake, University of Texas A&M, University of Texas ... rồi sau đó là kéo theo dây mơ rễ má (người này quen người khác) cùng với ...bầu đoàn thê tử (người yêu, chồng, vợ, con cái ....). Hiện giờ nhóm lên đến bao nhiêu người cũng không biết nữa. Sau khi ra trường, một số có gia đình và ở lại Houston đóng đô, còn có các bạn toả đi lập nghiệp ở các thành phố lân cận trong tiểu bang Texas, nhưng cũng hội tụ về bên nhau để cùng vui chơi hay tham gia vào những chuyến đi xa, đi cắm trại (camping), hoặc dã ngoại, câu cá ...mỗi khi có dịp.

Đợt đi "Diamond hunting trip" ở Arkansas lần này gồm có 33 người, đến từ Houston, Dalas và Austin (đi gần 2 tuần rồi mà hôm nay mới viết được nè.) Các nhóm chia nhau đi từ chiều thứ Sáu ngày 22 tháng 5 năm 2009. Nhóm Dallas khởi hành lúc 2 giờ chiều, nhóm Austin đi lúc 5 giờ chiều, còn nhóm ở Houston đông hơn nên đi làm 2 đợt: đợt 1 đi lúc sáng thứ Sáu lên trước để check-in mướn Cabins và nhóm tui đông nhất đi trong đợt cuối với 5 xe với 20 người thì khởi hành khoảng 7 giờ tối ... nhưng lình xình chờ tập trung đông đủ, đổ xăng và kiểm tra lại hành lý rồi chạy ra điểm hẹn tới hơn 8 giờ tối mới thật sự xuất phát. Thời buổi hiện đại nên xe nào cũng có gắn cái GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và có in bản đồ kẻo lỡ bị thất lạc thì còn tự biết tìm đường đi. Vừa lái xe vừa nghĩ ngơi để đổ xăng và "bán xăng" dọc đường thì gần 8 tiếng đồng hồ sau mới đến được Arkansas (đó là một tiểu bang nằm ở phía miền Bắc của Texas) và đến được nơi ở là đúng 3:30 sáng 23-5-2009.

Hình 1: 3:30 a.m. đi tìm đường tới Cabins.

Nơi này đã được đặt (booked) trước cách đây 2-3 tháng và đã có các nhóm đi trước check-in vào từ hồi chiều hôm trước.

Tụi tui ở bên Cabin kiểu Logde House 2 phòng ngủ, có tiện nghi cũng đầy đủ như nhà bếp, phòng ăn, phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh ... nhưng cabin này có vẻ cũ.


Bên trong phòng ngủ:

Còn nhóm kia ở cabin 3 phòng ngủ thì nhà có vẻ mới hơn, phòng ốc được trưng bày rất rộng đẹp và thoáng mát. Một ngôi nhà trong khu rừng thật thơ mộng, phía sau lan-can được quay mặt nhìn ra một hồ nước thật nên thơ. Nơi này cách chỗ đi đào kim cương khoảng 8 miles.

Check-in và bỏ đồ xuống xong cũng hơn 4 giờ sáng, lại bày ra nấu mì gói ăn rồi mới lăn ra ngủ. Hai phòng ngủ chính thì nhường cho gia đình của hai đứa em tui có con nhỏ, còn gia đình tui thì bơm nệm hơi và giăng sleeping bags ra ngủ ở phòng khách cabin. Ăn uống xong phải tới 5 giờ sáng mới mới lăn chợp mắt, thật ra là ngủ đến không biết Trời trăng mây nước gì luôn.

Tỉnh dậy lúc hơn 8 giờ sáng và sửa soạn để chạy qua cabin kia ăn sáng. Thực đơn cho các bữa ăn đã được lên lịch từ trước.



Nhóm kia đã làm xong bánh mì kẹp chả lụa và chả trứng gói lại để đem theo cho cả nhóm bên này. Vậy là ra xe lên đường tiến thẳng ra cái Diamond State Park này:



Đường vào Park quanh co thật đẹp, tui ngồi trên xe bấm đại vài tấm làm ...kỷ nghệ :), Trời âm u nên nhìn hình cũng ...âm u :) :



Có lẽ cũng vì trùng vào weekend của lễ Memorial (lễ tuởng niệm Chiến sĩ trận vong) nên parking lot đã tràn ngập xe đậu. Nhìn vào bảng số xe thì thấy thiên hạ đến khắp nơi từ các tiểu bang lân cận như Oklahoma, Texas, Kansas, ...đến các tiểu bang xa xôi như Tennessee, Florida ... Ai nấy đều nai nịt gọn gàng và đem theo dụng cụ đào xới đầy đủ:


Cả đám giúp nhau đem đồ ăn, thức uống, và dụng cụ đào xới từ parking lot vào:

Trong khi chờ đợi mua vé thì tui làm vài tấm từ xa xa. Từ ngoài nhìn vào cái Diamond State Park:

Không có vé thì không ai được ra ngoài khu vực đào xới:

Mua vé xong rồi, cả phái đoàn kéo nhau tiến vào park đây:

Đây là hội phụ nữ với tay bế tay bồng, kể cả bồng ...thức ăn:

Hai cha con thằng em út tui:

Thành viên nhí cũng sẵn sàng ra trận:

Tụi tui phải mướn những cái khung gỗ có lưới để sàn lọc kim cương và đá quý đây:

Rồi đã tiến vào park rồi đây:


Đi dạo một vòng coi họ post một vài thông tin, cách nhìn và phân loại đá quý, cách sàn lọc, và những "thành tích" của những người đi trước:

Dụng cụ mài và cắt kim cương:

Kiểu sàng ướt:

Đọc bản này thấy có...ham không? Hôm qua không ai tìm được (ừ, vì là thứ Sáu mà), còn hôm nay (tính tới buổi trưa) đã có 3 người gặp may rồi đó:

Bản đồ:

Phe ta quay sang dựng lều cái đã: "an cư" mới "lạc nghiệp" mà :) :

Thử hỏi cái park rộng mênh mông...

và người đi tìm kim cương...đông như kiến cỏ như vậy thì làm sao.... mới tới được phiên mình? Cho nên tui ...rất ư là thản nhiên ...

Còn ngoài ra thì mọi người, ai cũng tìm chăm chú hết nè:

Có ông kia ...ngồi coi cháu với cái bình và ống thở bên cạnh để cho con trai và con dâu đi tìm vận may:

Hai vợ chồng người này cũng tìm ... rất ư là chăm chú ...


Nhất là ông chồng á nhe...

Đám con nít thì tha hồ phá đất nghịch cát mà không bị la:


Tìm diamond đâu được khoảng 2 tiếng thì Trời bắt đầu đổ mưa nên phải lo dọn dẹp, hạ lều và đi rửa tay chân rồi dzọt kẻo hơi đất xông lên lỡ bịnh thì khổ...

Trước khi ra về còn ghé lại quầy để mấy chuyên gia phân định đá quý để thử xem mình đã tìm được gì, cái viên to to trắng trắng gọi là Quartz, rồi tới Jasper, rồi Micas, rồi cái gì nữa quên rồi ... Tóm lại là tụi tui chỉ tìm được vài cục đá đem về chơi thôi...

Và trước khi rời Diamond Park thì tụi tui có chụp hình cả nhóm làm kỷ niệm...

Về tới cabin thì thấy cái đám choai choai này cũng mới đi tắm ở Water Park gần đó về nè:

Vậy là xong một buổi đi đào kim cương ... Nhớ đón xem phần văn nghệ và lửa trại :)

Thursday, June 4, 2009

Made in China?

Không biết ai đã đem hai lá cờ Mỹ bằng giấy, nhỏ nhỏ cỡ bàn tay, gắn bên ngoài bức vách của cái cubicle của tôi và của nhỏ Mỹ kia tự hồi nào, nhưng tôi thấy nó ngự trị ở đó đã lâu rồi nên cho đó như một điều hiển nhiên và không thắc mắc. Sáng nay tự nhiên lại nhìn thấy một mảnh giấy nhỏ hơn kích thước của lá cờ, là cái sticky note dán đè lên trên lá cờ và có mấy chữ viết tay nghệch ngoạc: "Made in China?" Tui hơi khựng khi đọc mấy dòng chữ đó, nhưng rồi công việc lu bu nên chẳng có thì giờ suy nghĩ nhiều ... Lát sau tự nhiên có một ông người Phi Luật Tân kia làm bên Tax Department đi qua hỏi giấy tờ, ổng cũng nhìn thấy mấy chữ đó và tình cờ và đọc to lên, vậy là tụi tui được dịp cười ... nắc nẻ, cười thỏa thuê vì ý nghĩa thật ...khôi hài và mai mỉa: "Was American flag made in China?" ... Tự nhiên nghe lưu loát cả câu thì thấy nó ... tức cười gì đâu, quá là funny nhưng mà là ...đúng vậy ... Phải nhìn thẳng vào thực tế và phải công nhận rằng ...rốt cuộc thì cái gì cũng ..."made in China" hết cả.

Cách đây vài năm, đi shopping mua giày thì còn có nhiều chọn lựa: cầm đôi nào ưng ý lên mà thấy "Made in China" thì bỏ xuống để tìm đôi "Made in Italy" hoặc tệ tệ hơn thì chọn "Made in Brazil" chứ tuyệt nhiên không thèm rinh thằng "Made in China" về nhà. Mà cũng kỳ, có khi cũng là một kiểu design đó, nhìn bề ngoài cũng là cái chất liệu đó, nhưng khi cầm trên tay để so sánh thì đôi "made in China" lại nặng ký (heavy) hơn đôi "made in Brazil", còn đôi "made in Italy" thì lại nhẹ và mềm mại nhất. Tuy nhiên nói về giá cả thì dĩ nhiên là đôi "made in China" sẽ nhẹ (rẻ) hơn đôi "Made in Italy" nhiều rồi. Cho nên có dạo tui cũng là khách hàng thường xuyên của "made in Brazil" vì giá của nó cũng trung trung, vừa túi tiền. Chỉ thỉnh thoảng mới mua hàng "made in Italy" về xài mà thôi.

Còn bây giờ đi shopping thì thấy toàn là giày/dép "made in China" mới ...chán mớ đời chứ ... Thành ra chỉ có cách là chọn kiểu dáng thích hợp và thử vừa bàn chân là được vì biết cho dù có ...lật ngược đôi giày hay dép lên để coi thì cũng "made in China" mà thôi ... Nói chung hàng hoá "made in China" ngày càng thống lĩnh thị trường trên toàn nước Mỹ bởi vì giá gia công, giá tiền thuê mướn nhân công bên Trung Quốc thật rẻ mạt thì mới có thể đánh bại giá cả cạnh tranh của các nước khác được. Và giới tiêu thụ cũng không còn cách nào khác là phải chọn đồ "made in China" để xài dù trong lòng không thích lắm.

Monday, June 1, 2009

Thiền

Hồi chiều dang lái xe đi làm về thì nghe được "Chương Trình Tuổi Hạc" trên radio, thấy thích thích và tò mò nên đã chăm chú theo dõi. Khi xe đã vô garage rồi mà cố ngồi lắng nghe ráng thêm 20 phút nữa ...

Theo lời vị bác sĩ nói thì "Thiền" được gói ghém trong mấy chữ: "từ bỏ" (xả bỏ) và "tỉnh thức".

Nói chung con người mình bị dằn vặt, lo lắng, đau khổ, buồn phiền, hoặc cảm thấy bất an bởi vì mình sống với những vọng tưởng, lòng ham muốn, hay tư tưởng tràn đầy những dục vọng, mình không sống với thực tại mà là sống với những điều không thật và đòi hỏi cao quá, làm cho mình rơi vào nơi tối tăm và đau khổ.

"Thiền" là gì? Là cách con người phải biết "chấp nhận" và "biến chuyển tâm thức": chấp nhận thực tại, còn "biến chuyển tâm thức" để suy nghĩ lại những việc mình làm.

Ví dụ 1: người Thương Gia (business man)

Ví dụ 2: ngọn đèn dâu

Ví dụ 3: một cặp nam nữ