Saturday, December 27, 2008

Richard Clayderman

Sáng thứ Bảy Trời ui ui, mưa rả rích, nằm dài trên giường nghe hòa tấu của Richard Clayderman thật không có gì sung sướng bằng. Cách đây bảy tám năm, được biết đến ông là nhờ một người bạn đã gởi cho mấy cái CD của Clayderman, nhưng đến khi dọn nhà bốn năm trước thì chúng đã thất lạc đâu mất. Dạo đó mê hòa tấu đến nỗi ngày nào cũng nghe không chán, mà không biết vì sao ... mê? Có những bản nhạc nghe âm hưởng rất gần, rất quen, tưởng như nhạc Việt hay hình như đã được nghe đâu đó ở Việt Nam rồi. Vậy mà chưa một lần tìm hiểu về người nghệ sĩ dương cầm này. Thật ra hồi đó có CD thì chỉ biết bỏ vào cái "CD player" để nghe chứ đâu biết lên internet để tìm kiếm như bây giờ.

Sáng nay lò dò lên internet để tìm nhạc nghe thì tình cờ cái tên "Richard Clayderman" ở youtube.com đập vào mắt, liền bấm vào. Lần đầu tiên thấy được dung nhan của ông, nghe ông nói tiếng Pháp (mặc dù chẳng hiểu gì), rồi nhìn những ngón tay điêu luyện của ông lướt trên những phím đàn, cùng với dáng vẻ say sưa đang thả hồn vào những nốt nhạc, thấy mê quá (hỏng phởi mê ổng à nghen) và ngưỡng mộ ông hết sức. Thì ra ông là người Pháp, vậy mà mới nghe cái tên Richard Clayderman thì lại tưởng là người Anh hay Mỹ.

Đây là một vài thông tin và hình ảnh về ông từ trang Wikipedia:


"Richard Clayderman

Richard Clayderman (tên thật Philippe Pagès, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1953 tại Pháp) là một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng. Ông đã phát hành nhiều album nhạc, trong đó có các nhạc phẩm của Beethoven, Liszt, Chopin và Mozart. Richard Clayderman cũng được biết đến bởi khả năng diễn xuất tuyệt vời những bản nhạc được nhiều người ưa chuộng như Yesterday, The Sound of Silence và Memory.

Mặc dù được đào tạo để trở thành nghệ sĩ piano cổ điển, song hầu hết các đĩa nhạc của ông tập trung vào âm nhạc phổ thông với những tình khúc đương thời.

Thành công và phê bình


Clayderman rất nổi tiếng ở các nước thế giới thứ ba, nhiều nhà phê bình cho rằng nhạc của ông là "nhạc thang máy", bởi vì các tác phẩm của ông được chơi ở những nơi không gian rộng rãi, chuyển tiếp như thang máy, khu buôn bán...

Mặc dù là một nhạc sĩ rất nổi tiếng và bán được nhiều đĩa nhạc, Clayderman vẫn thường bị phê bình — đặc biệt là từ những người yêu đàn piano (cả cổ điển lẫn thông thường, như Jazz), các nhà phê bình, các nhạc sĩ và những người am hiểu - cho rằng ông có kỹ thuật hạn chế, trình diễn nhạc mang chất tính thương mại khi đã chơi các bản nhạc cổ điển ở dạng cách điệu. Một số xem ông là biểu tượng của sự hào nhoáng mà rỗng tuếch.

Một vài giáo viên âm nhạc Trung Quốc đã góp phần phổ biến nhạc của ông vào Trung Quốc đại lục nhằm làm tăng số lượng sinh viên học đàn piano kể từ thập niên 1980. Theo sách Last Chance to See của Douglas Adams xuất bản năm 1990 thì Clayderman là nghệ sĩ chơi piano nổi tiếng nhất tại Trung Quốc kể từ đó."


Mời nghe Richard Clayderman với bài "Love Story", một bài nhạc rất nổi tiếng trong một cuốn phim cùng tên cũng rất nổi tiếng vào thập niên 70s đã làm tan chảy nhiều trái tim cũng như đã làm rơi lệ của không biết bao nhiêu triệu người (có lẽ bài này đã làm tôi ngỡ là nhạc Việt: "Biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ, ôi biết nói gì ....") :

4 comments:

zen said...

trời, em với anh Hai mê ông này như điếu đổ.

TNguyen said...

Ủa vậy hả Q.? Trùng hợp hén ...

Anonymous said...

Huh ??? ... chỉ mê nhạc hòa tấu của ông này thôi .. chớ có mê ổng hồi nào!
T'

TNguyen said...

Mắc cỡ gì mà hông chịu ...nhận dùm :)))?