Thursday, January 29, 2009
Con Cầu Phật
"Con cầu Phật ........ phù hộ những người thân, bạn bè của con mãi mãi được khỏe mạnh và hạnh phúc."
Phật nói: "chỉ cho 4 ngày thôi"
Con trả lời: "thế thì con xin Phật cho các bạn của con được mạnh khỏe và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu, và những ngày mùa đông"
Phật nói: "chỉ cho 3 ngày thôi"
Con trả lời: "nếu chỉ được 3 ngày thì con xin cho các bạn ngày nào cũng được mạnh khỏe và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai"
Phật nói: "chỉ cho 2 ngày thôi"
Con trả lời: "như vậy con xin cho các bạn được mạnh khỏe và hạnh phúc cả ngày buổi sáng cũng như buổi tối"
Phật nói: "chỉ cho 1 ngày thôi"
Con trả lời: "vâng, cũng được."
Phật thắc mắc hỏi con: "như vậy là ngày nào?"
Con trả lời: "con xin cho các bạn được mạnh khoẻ và hạnh phúc từng ngày"
Phật mỉm cười nói: "Tốt lắm. Các bạn của con bao gồm người nào nhận được email này sẽ được mạnh khoẻ và hạnh phúc mỗi ngày!"
Wednesday, January 28, 2009
Bánh Khoai Mì Nướng
Before:
After:
Cắt ra xếp vô dĩa:
Nguyên liệu:
- 2 gói khoai mì bào sẵn (khoai mì nếu đông lạnh thì để tan đá)
- 1/3 gói đậu xanh (nấu chín xay nhuyễn)
- 9.5 oz nước cốt dừa (mua loại Savoy coconut cream thấy ngon hơn)
- 1/2 lon sữa Ông Thọ
- 1/2 lb. đường cát
- 1/3 teaspoon muối
- 1 tablespoon bơ để tan
Cách làm:
- Cho tất cả các thành phần trên vào 1 cái tô lớn quậy cho đều, sau đó đổ vào khuôn nướng, nhớ thoa dầu vào khuôn trước khi cho hỗn hợp trên vào.
- Mở oven 350 độ, cho bánh vào nướng 90 phút, nhưng cỡ 75 phút thì nên mở ra xem coi bánh vàng đến đâu, và nhớ dùng que tăm đâm vào bánh thử coi bánh chín tới đâu rồi, nếu bánh chín rồi thì tắt lò để bánh nằm trong đó thêm 15 phút rồi hãy lấy ra. Tổng cộng thời gian bánh nằm trong lò vẫn là 90 phút.
Hoặc cho hỗn hợp vào trong khuôn bánh nhỏ để nướng, khuôn này thì mau lắm, canh khoảng 50-60 phút là bánh chín, đem ra ngoài để cho nguội bớt rồi lấy cây tăm dích ra dễ dàng thôi à:
After:
Cắt ra xếp vô dĩa:
Nguyên liệu:
- 2 gói khoai mì bào sẵn (khoai mì nếu đông lạnh thì để tan đá)
- 1/3 gói đậu xanh (nấu chín xay nhuyễn)
- 9.5 oz nước cốt dừa (mua loại Savoy coconut cream thấy ngon hơn)
- 1/2 lon sữa Ông Thọ
- 1/2 lb. đường cát
- 1/3 teaspoon muối
- 1 tablespoon bơ để tan
Cách làm:
- Cho tất cả các thành phần trên vào 1 cái tô lớn quậy cho đều, sau đó đổ vào khuôn nướng, nhớ thoa dầu vào khuôn trước khi cho hỗn hợp trên vào.
- Mở oven 350 độ, cho bánh vào nướng 90 phút, nhưng cỡ 75 phút thì nên mở ra xem coi bánh vàng đến đâu, và nhớ dùng que tăm đâm vào bánh thử coi bánh chín tới đâu rồi, nếu bánh chín rồi thì tắt lò để bánh nằm trong đó thêm 15 phút rồi hãy lấy ra. Tổng cộng thời gian bánh nằm trong lò vẫn là 90 phút.
Hoặc cho hỗn hợp vào trong khuôn bánh nhỏ để nướng, khuôn này thì mau lắm, canh khoảng 50-60 phút là bánh chín, đem ra ngoài để cho nguội bớt rồi lấy cây tăm dích ra dễ dàng thôi à:
Tuesday, January 27, 2009
Cà-Ri Gà
Món này ăn với Bún hay cơm đều được, tối hôm qua tui làm ăn với Bún, được khen ngon và ăn muốn ....nứt bụng luôn.
Labels:
Ẩm Thực-Món Canh,
Ẩm Thực-Món Chay,
Ẩm Thực-Món Nước
Cá Thu Chiên Sốt Cà
Trên đây là lát cá đã bị cắt đôi (vì không tính chụp hình) ... Sau rồi ... thấy tiếc tiếc cái công nên ...chụp đại :), vài bữa tìm hình cũ rồi đổi hình đẹp hơn nhe)
- Mua Cá Chay về chiên sơ hai mặt xong lấy ra ngoài
- Đổ bớt dầu ra chỉ chừa lại ít ít thôi, cho pa-rô đã xắt nhuyễn vô tao cho thơm
- Bỏ cà chua đã xắt hột lựu vô xào, cho tí xì dầu Chay (nước tương Lá Bồ Đề) + tí đường, tí tiêu, nêm vừa ăn
- Xong cho lát Cá vô, trở qua trở lại 2 lần cho nước hơi keo keo lại là được.
Chúc ngon miệng.
Labels:
Ẩm Thực-Món Chay,
Ẩm Thực-Món Chiên,
Ẩm Thực-Món Xào
Canh Cải
- Cải non (Cải xanh)
- Nấm tươi rửa nước muối và xắt dọc làm 3-4, để ráo
- Khuôn đậu chiên xong xắt sợi hơi lớn rồi ướp với pa-rô + tiêu + bột nấm + muối + đường và xào sơ với nấm
- Đổ nước lạnh vô chờ sôi, nêm thêm tí muối và bột nấm
- Thả Cải vô, nêm lại cho vừa ăn, chờ sôi và tắt lửa liền kẻo Cải bị chín nhão.
Monday, January 26, 2009
Mì Xào Chay
Nguyên Liệu:
- Mì vàng
- Pa-rô
- Cần tây
- Khuôn đậu chiên
- Các loại nấm tươi
- Cà-rốt
- Nước tương chay "Lá Bồ Đề"
- Bột nấm, muối, tiêu, đường
Mồng Một Tết
Saturday, January 24, 2009
Chua Ngọt (Đồ Chua)
Nguyên Liệu:
- Đu đủ xanh (Đu đủ non)
- Cà rốt
- Củ cải trắng
- Ớt chuông xanh (green bell pepper)
- Cần tây
- Su hào
- Súp-lơ (Cauliflower)
- Tỏi
- Đường
- Dấm (đường và dấm đong theo tỷ lệ 2:1, tức là 2 chén đường thì 1 chén dấm)
Cách Làm:
- Cần tây xắt xéo xéo, còn lại tất cả các loại trên thì tỉa hoa, cắt bông, hoặc tỉa bất cứ hình thù nào.
- Sau đó đổ ra rổ, xóc đều và rửa với nước muối cho sạch, để ráo rồi cho vào keo thủy tinh xếp sẵn.
- Pha hỗn hợp đường + dấm + nước theo tỷ lệ 1:1:3 (1 đường, 1 dấm, và 3 nước lạnh) đem nấu sôi và khuấy cho tan đường (có người làm theo tỷ lệ 1 dấm, 2 đường).
- Khi nước dấm đường được thì đem đổ vào keo thủy tinh liền và mở nắp để 24 tiếng đồng hồ cho nguội.
- Sau đó đem cất vào tủ lạnh, khi ăn sẽ rất dòn và ngon.
Tuesday, January 20, 2009
Sunday, January 18, 2009
Cánh Gà Sốt Me
Công Thức của Sis Cây Tre, cám ơn Tre.
Nguyên Liệu:
- 1 bịch cánh gà Tyson (7 lb.)
- 1 chén nước mắm
- 1 chén đường
- 1 củ tỏi lớn
- Tiêu
- Dầu ăn để chiên cánh gà
- Bột
Cách Chế Biến:
- Cánh gà Tyson, ướp tỏi bằm, đường, tiêu (không muối nha) đêm trước, canh chừng khách gần lại thì hãy chiên, lấy bột áo ở ngoài cánh gà rồi chiên cho vàng....
- Sốt me thì làm trước để tủ lạnh, me vắt bỏ nước sôi vô chờ nguội bóp ra đừng để nước nhiều quá, đong 1 chén nước me, 1 chén nước mắm, 1 chén đường (Tre không để ớt vì có con nít) rồi nấu cho tan thôi.
- Chiên cánh gà xong (chia ra nhiều lần chiên), đổ vô cái thau rồi múc sốt me đổ vô cánh ra rồi xốc lên cho đều.... ngon lắm.
Cá Mè Hấp Cuốn Bánh Tráng
Saturday, January 17, 2009
Chem Chép Nướng Mỡ Hành
Hồi chiều đi chợ thấy hộp Chem Chép tự nhiên thèm Chem Chép Nướng Mỡ Hành quá, phải mua về làm ăn cho đã :)
Nguyên Liệu:
- 1 hộp chem chép (mussels): rửa sạch để ráo
- 1/2 thỏi butter: để microwave khoảng 10 giây (second) cho chảy
- 1 bó hành lá: rửa sạch, xắt nhỏ để làm dầu hành
- đậu phộng rang giã nhỏ
- 1 miếng gừng cỡ ngón tay cái: xắt sợi
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 3 tép tỏi đập dập, xắt nhỏ
Nước sốt (A):
- 1/2 cup nước hòa với 1/2 muỗng càfé bột bắp
- 2 muỗng canh dầu hào (oyster sauce)
- 1-2 muỗng canh đường (Tbsp) đường
Cách Làm:
- Bật lò oven preheat 375F.
- Chuẩn bị khay nướng có lót giấy nhôm
- Lấy bơ đã để microwave 10 giây cho chảy, lấy muỗng nhỏ múc bơ lật con Chem Chép ra bỏ vô giữa rồi xếp vào khay, sau đó lấy thêm bơ chan lên mình con Chem Chép cho khỏi bị khô.
- Cho khay Chem Chép vô lò nướng 10 phút với nhiệt độ 375F.
- Lấy cái chảo non-stick bỏ dầu vào khử và cho hành lá vào xào nhanh tay rồi đổ ra chén
- Dùng lại cái chảo đó cho tí dầu và cho tỏi vào xào cho thơm, cho gừng vào xào tiếp, rồi trút phần hỗn hợp nước sốt (A) vào khuấy đều tay cho sôi và nếm lại cho vừa ăn.
- Mở lò kéo khay Chem Chép ra, dùng muỗng nhỏ ăn cơm múc nước sốt rưới lên từng con Chem Chép và bỏ lại khay vào lò nướng, nướng tiếp 10 phút nữa. Sau đó đem Chem Chép ra và cho tí dầu hành và rãi đậu phụng giã nhỏ lên trên cùng.
Hoa Đu Đủ
Wednesday, January 14, 2009
Ya-ua kiểu Việt Nam
Nguyên Liệu:
- 1 hũ ya-ua cái (4 oz.)
- 1 lon sữa đặc (condensed milk)
- 1 lon nước sôi
- 2 lon sữa tươi (2% milk or whole milk)
- 12 cái hũ không (hũ baby food - 4 oz.)
Cách Làm:
- Khui lon sữa đặc đổ vào cái thau hay cái xoong(container), đong 1 lon nước sôi đổ vào khuấy đều cho sữa chín.
- Đổ tiếp 2 lon sữa tươi vào khuấy đều và cho hũ ya-ua cái vào quậy tiếp cho tan đều.
- Sau đó múc ra hũ, được 13 hũ (tính cả hũ ya-ua cái nữa), bọc nilon và cột dây thun lại
- Xếp tất cả hũ vào một cái thau và đổ nước sôi ngập tới cổ của hũ (ngập tới ngang ya-ua trong hũ) và dùng cái khăn đậy lại, ủ kín khoảng 7-8 tiếng là ya-ua chua (mùa lạnh thì ủ khoảng 8 tiếng, mùa hè ủ cỡ 7 tiếng cũng được rồi).
- Sau dó lau khô hũ và xếp vào tủ lạnh hay tủ đá, ăn từ từ.
Tuesday, January 13, 2009
Child Support
Vẫn thấy nhoi nhói trong lòng mỗi khi nhìn hoặc nghe nói tới mấy chữ "child support" (khoản trợ cấp từ người Cha (hay Mẹ) phải trả để nuôi dưỡng con cái dưới 18 tuổi sau khi ly dị, và con cái phải sống với Mẹ (hoặc Cha), thường thường là tòa xét cho con cái được sống với Mẹ, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ) dẫu rằng hai chữ này hiện hữu khắp nơi, trên giấy tờ hoặc trong những câu chuyện hàng ngày.
Thường thường có những công ty chuyên đảm nhận thu tiền/nhận tiền thẳng từ các công ty có nhân viên phải trả "child support" và chuyển lại tiền cho đứa trẻ thông qua Mẹ của chúng vì có khi người Cha trễ nãi hoặc không chịu chi tiền nuôi con của chính mình.
Ở cái xứ mà chuyện ly dị xảy ra dễ dàng như ăn cơm bữa khi hai vợ chồng cảm thấy không hợp nhau "cơm không lành, canh không ngọt", rồi dẫn tới tình trạng "anh đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi" thì vấn đề phụ cấp nuôi dưỡng con cái cho đến tuổi vị thành niên, (thông qua quyết định của ông quan toà) âu cũng là chuyện bình thường. Vậy mà vẫn cảm thấy đau, thấy xót xa cho những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình Cha/Mẹ ly dị (broken family). Đứa trẻ đâu muốn chọn lựa khi phải sống với Cha thì không có Mẹ, hoặc là chọn sống với Mẹ thì lại thiếu bóng Cha. Tuy nhiên nói theo mặt luật pháp thì vị quan toà sẽ xử làm sao để có lợi tốt nhất cho đứa trẻ. Tòa sẽ không để em phải sống với người Mẹ bịnh tâm thần, hoặc hay sống với người Cha bê tha, rượu chè be bét. Còn về đứa bé thì sao? Nó phản ứng ra sao trước tình cảnh này?
Trong những ngày nghĩ lễ từ Noel đến Tết Tây, chú H. có chở Nh. lên chơi. Trong lúc chở TíBi đi học võ, nó có kể chuyện về nhỏ bạn nó sắp chuyển trường highschool, đến học ở trường của một đứa học cùng khối mới tự tử vì Cha Mẹ nó mới ly dị. Trong cảm giác hụt hẫng của đứa nhỏ teenager đã biết suy nghĩ, nó không nghĩ cách chọn lựa nào là hoàn hảo. Chọn sống với Mẹ thì Cha nó sẽ buồn, còn chọn về với Cha thì sẽ bị Mẹ giận. Trong tận cùng của bế tắc, nó chọn giải pháp ....quyên sinh. Chọn cách tự kết liễu đời mình, tức là nó sẽ không chọn sống với ai cả. Cái tin làm đau lòng những người còn sống, nhưng liệu nó có là hồi chuông báo động gì hay không? Đứa bé này chết đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Hay nói đúng ra là nó ... chưa kịp vào đời. Không biết cái chết của nó có lôi kéo ChaMẹ nó về lại với nhau hay không? Nhưng tận cùng mong mỏi của một đứa con, nó không bao giờ muốn chứng kiến một gia đình đổ nát, và nó cũng không bao giờ muốn nhận số tiền gọi là "child support".
Vết thương này vẫn tiếp tục nhức nhối, và không có một giải pháp nào là hoàn hảo cả. Đã nhiều lần tự hỏi, nếu một ngày tháng Chín năm nào, nếu cả hai cùng ... lao ra một bước nữa thì còn có ngày hôm nay không? Dẫu vết thương đã liền thịt liền da, nhưng vết sẹo vẫn còn hiện hữu, như dấu tích thời gian, luôn luôn nhắc nhở đến những gì không phải chỉ một ngày là có thể xóa nhòa được.
Thường thường có những công ty chuyên đảm nhận thu tiền/nhận tiền thẳng từ các công ty có nhân viên phải trả "child support" và chuyển lại tiền cho đứa trẻ thông qua Mẹ của chúng vì có khi người Cha trễ nãi hoặc không chịu chi tiền nuôi con của chính mình.
Ở cái xứ mà chuyện ly dị xảy ra dễ dàng như ăn cơm bữa khi hai vợ chồng cảm thấy không hợp nhau "cơm không lành, canh không ngọt", rồi dẫn tới tình trạng "anh đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi" thì vấn đề phụ cấp nuôi dưỡng con cái cho đến tuổi vị thành niên, (thông qua quyết định của ông quan toà) âu cũng là chuyện bình thường. Vậy mà vẫn cảm thấy đau, thấy xót xa cho những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình Cha/Mẹ ly dị (broken family). Đứa trẻ đâu muốn chọn lựa khi phải sống với Cha thì không có Mẹ, hoặc là chọn sống với Mẹ thì lại thiếu bóng Cha. Tuy nhiên nói theo mặt luật pháp thì vị quan toà sẽ xử làm sao để có lợi tốt nhất cho đứa trẻ. Tòa sẽ không để em phải sống với người Mẹ bịnh tâm thần, hoặc hay sống với người Cha bê tha, rượu chè be bét. Còn về đứa bé thì sao? Nó phản ứng ra sao trước tình cảnh này?
Trong những ngày nghĩ lễ từ Noel đến Tết Tây, chú H. có chở Nh. lên chơi. Trong lúc chở TíBi đi học võ, nó có kể chuyện về nhỏ bạn nó sắp chuyển trường highschool, đến học ở trường của một đứa học cùng khối mới tự tử vì Cha Mẹ nó mới ly dị. Trong cảm giác hụt hẫng của đứa nhỏ teenager đã biết suy nghĩ, nó không nghĩ cách chọn lựa nào là hoàn hảo. Chọn sống với Mẹ thì Cha nó sẽ buồn, còn chọn về với Cha thì sẽ bị Mẹ giận. Trong tận cùng của bế tắc, nó chọn giải pháp ....quyên sinh. Chọn cách tự kết liễu đời mình, tức là nó sẽ không chọn sống với ai cả. Cái tin làm đau lòng những người còn sống, nhưng liệu nó có là hồi chuông báo động gì hay không? Đứa bé này chết đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Hay nói đúng ra là nó ... chưa kịp vào đời. Không biết cái chết của nó có lôi kéo ChaMẹ nó về lại với nhau hay không? Nhưng tận cùng mong mỏi của một đứa con, nó không bao giờ muốn chứng kiến một gia đình đổ nát, và nó cũng không bao giờ muốn nhận số tiền gọi là "child support".
Vết thương này vẫn tiếp tục nhức nhối, và không có một giải pháp nào là hoàn hảo cả. Đã nhiều lần tự hỏi, nếu một ngày tháng Chín năm nào, nếu cả hai cùng ... lao ra một bước nữa thì còn có ngày hôm nay không? Dẫu vết thương đã liền thịt liền da, nhưng vết sẹo vẫn còn hiện hữu, như dấu tích thời gian, luôn luôn nhắc nhở đến những gì không phải chỉ một ngày là có thể xóa nhòa được.
Monday, January 12, 2009
Chả Cá Chiên
- Cá quết mua ở chợ về cho tí hành hương xắt nhỏ (hoặc xay) và tiêu vào quết lại cho nặng tay rồi bắt thành từng bánh và chiên vàng (không cần ướp thêm vì ngoài chợ người ta đã ướp muối rồi).
- Chấm với nước mắm chanh tỏi ớt.
- Ăn kèm với salad, rau thơm, và dưa leo
Canh Bí Đao
Saturday, January 10, 2009
Bánh Đúc
Công thức của Lizt (Nhà Bếp VF). Cám ơn Lizt.
Nguyên Liệu:
- 1 bịch bột gạo (1 pound có bán sẵn tại chợ Asian)
- 6 chén nước lạnh
- 1 muỗng canh dầu ăn
- 1 muỗng cafe muối
- 1 pound tôm tươi (lột vỏ lấy chỉ đen ra ) xắt nhỏ
- 1 pound thịt nạc xay
- Muối, Tiêu, Đường, Bột Ngọt (optional)
- Dầu Hào
Nguyên Liệu Làm Nước Mắm:
- 1 trái chanh medium size vắt lấy nước (lựa loại chanh màu xanh và mềm mới có nhiều nước )
- 2 tép tỏi bằm xắt nhỏ
- Vài trái ớt xanh đỏ xắt nhỏ
- 4 muỗng canh nước mắm
- 4 muỗng canh đường cát trắng
- 8 muỗng canh nnước sôi
**** pha hết vào cái tô để qua một bên
Cách Nấu Bánh Đúc:
*Pha bột với 6 chén nước, 1 muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng cafe muối. Lấy đũa khuấy cho bột đều tan trong nước, hết đóng cục là được.
*Tôm lột vỏ lấy chỉ đen ra và xắt nhỏ . Ướp với muối, tiêu, đường , bột ngọt (optiona). Thịt xay cũng ướp giống như vậy.
*Bắt chảo lên bếp đợi chảo thật nóng, phi tỏi cho vàng, đổ thịt và tôm vào xào cho ráo nước. Khi thấy vàng là được, xong rồi thêm 1 muỗng canh dầu hào và hanh lá vào, đảo qua lại cho đều, rắc chút lên và tắt bếp. Để qua một bên.
*Bắt nồi lên bếp, đổ nước vào, để cái máng (rack) vào trong nồi , loại máng có chân để kê cái khay, không thì nước sẽ tràn vào bánh, nếu không có máng có thể xài đỡ cái tô, nếu để tô vào kê thì múc nước cho đầy trong tô, để tô vào trong nồi nước, sau đó đễ cái dĩa lên trên cho cái tô không bị đảo qua lại, sau đó mới để cái khay lên trên. Xong rồi đậy nắp nồi lại nấu cho nước sôi lên, lấy cái vá (ladle) múc từng vá bột đỗ vào khay và đậy nấp nồi lại hấp. Mỗi vá như vậy hấp 5 phút cho đến khi trừ ra 2" inhces để thêm nhưn lên trên bánh, sau khi bỏ nhưn vào thì hấp thêm 5 phút nữa. Tắt bếp lấy bánh ra để nguội trước khi dùng. Cắt bánh dầy cỡ 2" inches và cắt chéo 4 - 5" inches hoặc tuỳ ý. Để lên dĩa dùng với nước mắm ớt.
Friday, January 9, 2009
Oái Ăm
Tính cho đến hôm nay là niên học đã bắt đầu hơn bốn tháng rưỡi, tức là hơn phân nửa thời gian của một năm học và cũng bằng thời gian các em đã trãi qua ở Trung Tâm Giữ Trẻ (Extended Day). Cho nên hầu hết các Thầy Cô giáo đều đã quen thuộc hết từng khuôn mặt của các em học sinh, cũng như quen mặt Cha Mẹ của các em vì họ thay phiên nhau đến đón con cái mỗi ngày.
Chiều nay, tại trung Tâm Giữ Trẻ, một người đàn ông khoảng 40 tuổi bấm chuông và bước vào. Với vẻ mặt có vẻ hơi ngạc nhiên và lạ lẫm, Cô Smith (*) hỏi:
- May I help you?
- I want (to pick up) David Tran(*), please?
- Can I see your ID?
Cô giáo vừa nói vừa quay người lấy cuốn sổ lưu các giấy tờ ghi danh của từng học sinh, trong khi người đàn ông móc ví đưa bằng lái xe ra. Sau khi dò tìm tên thân nhân trong danh sách - những người có thể đón được bé David:
- I'm sorry, your name is not on the list...
- I'm his dad ...
- Oh ..., yeah ... - Cô Smith la lên khi vừa nhìn thấy tên của người đàn ông trong phần ghi "Father", nhưng ông ta không có tên trong danh sách được đón đứa trẻ.
Mỗi năm Trung Tâm chỉ nhận giữ 75 em, những em nào ghi danh từ số thứ tự 76 trở đi hoặc ghi danh sau thời hạn (deadline) sẽ được lưu lại theo thứ tự đó và được chuyển sang một danh sách khác, gọi là "Danh Sách Chờ Đợi" (Waiting List). Bắt đầu niên học, nếu có em nào trong số 75 em đã ghi danh và được chấp nhận mà bỏ ngang (vì Cha Mẹ di chuyển công ăn việc làm, chuyển nhà, hay vì bất kỳ lý do gì ...), hoặc những em bị từ chối vì Cha Mẹ đón con trễ quá 3 lần sau 6 giờ rưỡi chiều (3 times, you out) thì những em trong "Waiting List" mới được đôn lên xét đến phiên. Thường thường các bậc phụ huynh thích gởi các em ngay tại Extended Day trong trường sau giờ học cho tiện và được yên tâm hơn, vì khỏi phải lo lắng cho vấn đề di chuyển khi phải gởi các em cho các trung tâm khác ở ngoài trường học ... Nếu Cha/Mẹ không sắp xếp công việc để đón con được thì có thể nhờ người thân (Ông, Bà Nội/Ngoại, hoặc cô, chú, cậu, dì ...) và tên của những người này cũng phải được ghi vào danh sách trong tờ "Important Information" của từng em. Nếu một người nào đó đến đón em mà tên của họ không có trong danh sách thì Cha hoặc Mẹ em phải được liên lạc tức thời để đề phòng chuyện đứa trẻ bị bắt cóc. Cũng có những trường hợp Cha hay Mẹ (sau khi ly dị và không được quyền giữ con) đã ... bắt cóc chính con của mình. Cho nên cô Smith cũng đã gọi một cú điện thoại.
"We want David Tran, please. It's time for David Tran to go!" - Cô Smith nói trong cái máy walkie-talkies ra phòng sau. Khoảng vài phút sau, một đứa bé trai khoảng 7-8 tuổi lùi lũi đi ra, nhìn thấy Ba nó từ xa nhưng nó không tỏ một nét nào vui mừng trên khuôn mặt đăm đăm có vẻ già trước tuổi. Nó đi thẳng tới cái dãy ô vuông (cubbyhole) kê sát tường để lấy ba-lô, trong lúc người đàn ông có vẻ mừng rỡ bước tới bước lui bồn chồn. Rồi ông bước tới sau lưng và xoa đầu nó. Vẫn không nhìn mặt người đàn ông và không nói không rằng, nó lặng lẽ bước theo ông đi ra phía cửa. Người đàn ông cũng còn kịp quay đầu lại nói với cô Smith:
- Thank you and have a nice weekend!
- Thanks, you too!
Chú thích:
1. (*) Tên của cô giáo và của bé đã được thay đổi.
2. Hình từ internet.
Chiều nay, tại trung Tâm Giữ Trẻ, một người đàn ông khoảng 40 tuổi bấm chuông và bước vào. Với vẻ mặt có vẻ hơi ngạc nhiên và lạ lẫm, Cô Smith (*) hỏi:
- May I help you?
- I want (to pick up) David Tran(*), please?
- Can I see your ID?
Cô giáo vừa nói vừa quay người lấy cuốn sổ lưu các giấy tờ ghi danh của từng học sinh, trong khi người đàn ông móc ví đưa bằng lái xe ra. Sau khi dò tìm tên thân nhân trong danh sách - những người có thể đón được bé David:
- I'm sorry, your name is not on the list...
- I'm his dad ...
- Oh ..., yeah ... - Cô Smith la lên khi vừa nhìn thấy tên của người đàn ông trong phần ghi "Father", nhưng ông ta không có tên trong danh sách được đón đứa trẻ.
Mỗi năm Trung Tâm chỉ nhận giữ 75 em, những em nào ghi danh từ số thứ tự 76 trở đi hoặc ghi danh sau thời hạn (deadline) sẽ được lưu lại theo thứ tự đó và được chuyển sang một danh sách khác, gọi là "Danh Sách Chờ Đợi" (Waiting List). Bắt đầu niên học, nếu có em nào trong số 75 em đã ghi danh và được chấp nhận mà bỏ ngang (vì Cha Mẹ di chuyển công ăn việc làm, chuyển nhà, hay vì bất kỳ lý do gì ...), hoặc những em bị từ chối vì Cha Mẹ đón con trễ quá 3 lần sau 6 giờ rưỡi chiều (3 times, you out) thì những em trong "Waiting List" mới được đôn lên xét đến phiên. Thường thường các bậc phụ huynh thích gởi các em ngay tại Extended Day trong trường sau giờ học cho tiện và được yên tâm hơn, vì khỏi phải lo lắng cho vấn đề di chuyển khi phải gởi các em cho các trung tâm khác ở ngoài trường học ... Nếu Cha/Mẹ không sắp xếp công việc để đón con được thì có thể nhờ người thân (Ông, Bà Nội/Ngoại, hoặc cô, chú, cậu, dì ...) và tên của những người này cũng phải được ghi vào danh sách trong tờ "Important Information" của từng em. Nếu một người nào đó đến đón em mà tên của họ không có trong danh sách thì Cha hoặc Mẹ em phải được liên lạc tức thời để đề phòng chuyện đứa trẻ bị bắt cóc. Cũng có những trường hợp Cha hay Mẹ (sau khi ly dị và không được quyền giữ con) đã ... bắt cóc chính con của mình. Cho nên cô Smith cũng đã gọi một cú điện thoại.
"We want David Tran, please. It's time for David Tran to go!" - Cô Smith nói trong cái máy walkie-talkies ra phòng sau. Khoảng vài phút sau, một đứa bé trai khoảng 7-8 tuổi lùi lũi đi ra, nhìn thấy Ba nó từ xa nhưng nó không tỏ một nét nào vui mừng trên khuôn mặt đăm đăm có vẻ già trước tuổi. Nó đi thẳng tới cái dãy ô vuông (cubbyhole) kê sát tường để lấy ba-lô, trong lúc người đàn ông có vẻ mừng rỡ bước tới bước lui bồn chồn. Rồi ông bước tới sau lưng và xoa đầu nó. Vẫn không nhìn mặt người đàn ông và không nói không rằng, nó lặng lẽ bước theo ông đi ra phía cửa. Người đàn ông cũng còn kịp quay đầu lại nói với cô Smith:
- Thank you and have a nice weekend!
- Thanks, you too!
Chú thích:
1. (*) Tên của cô giáo và của bé đã được thay đổi.
2. Hình từ internet.
Dưa Cải
Ngày xưa nhà tui ở gần nhà Bà Tư bán Dưa Cải ngon nổi tiếng của .... Tổ Dân Phố. Nhiều bữa Mẹ kho cá hay thịt xong thì biểu chạy cầm cái tô nhựa đi băng con hẻm để xuống nhà Bà mua 200 hay 500 đồng. Nếu mua 200 thì ăn 1 bữa là hết, còn mua 500 thì phải ăn kèm thịt hay cá cả ngày.
Khi tui nói với Bà: "Bán cho con 500 đồng dưa cải" thì Bà trả lời: "Ừ, đứng đó chờ nghe!" rồi bà quay lưng đi vô chái bếp, nơi ủ mấy vại dưa chua. Bà không bao giờ cho tui đi theo bà vô tới chỗ để dưa, không biết có phải là "giấu nghề" hay không, nhưng Bà nói: "Coi chừng trợt té!" và biểu phải đứng bên ngoài chờ. Là con nít mà cũng ....biết trả lời: "Con không té đâu." Thì Bà lại nói tiếp: "Thôi con nít đừng có nhìn, nó không chịu chua bây chừ!" Với cái đầu óc vô tư nhỏ xíu lúc bấy giờ, thì cũng không dám théc méc thêm. Không biết là bà khó tính hay là mê tín nữa, chỉ có điều nghe vậy thì tui cũng biết sợ và đứng ở cửa dòm theo cái dáng của bà lui hui quay lưng đi khuất sau tấm màn.
Sau này quen được với chị Kim và chị Cúc là con của Bà, có lúc đi mua dưa nhằm lúc Bà đi bán chưa về thì Chị Cúc cho đi theo chị coi lúc chị lấy dưa. Ôi chao, cả 3-4 vại dưa bằng sành to tướng nằm kế nhau, trên từng vại có đậy nắp, có vại lại chằn thêm cục gạch ống, còn dưới cái nắp thì có cả mấy lớp nilon đen để bịt khằn cho kín miệng vại. Chị Cúc đi trước rồi quay lại nói nhỏ: "Mẹ chị không thích ai nhìn thấy đâu, Mẹ nói nhiều người "rắn mắt" thì Dưa không chua, chỉ có lên nhớt rồi hư chớ không chịu chua!" Tui "dạ dạ" với giọng biết ơn vì hân hạnh được chị cho coi cả .... gia tài của nhà Chị. Mẹ chị một mình buôn bán Dưa Cải và Dưa Giá để nuôi sống cả gia đình và cho mấy chị đi học, trong lúc Ba Chị bị đi "học tập cải tạo" chưa biết ngày về ....
Khi lớn thêm vài tuổi, tui được theo Bà Ngoại ra chợ, có mua và ăn Dưa cải và Dưa giá của chị Tí con bà Thâm, nhưng vẫn thấy dưa chua của Bà Tư ở sau lưng nhà là ngon hơn cả.
Bây giờ tui cũng biết làm dưa và còn biết làm theo nhiều cách nữa. Cũng có khi cũng bị "tổ trác" tức là không chua và lên nhớt, có lẽ là nước mặn quá lâu chua rồi lên nhớt, cũng có khi nôn nóng đem cất trong tủ lạnh sớm nên nó chưa kịp chua. Ngoại thấy vậy mới bày theo cách của Bà Tư thường làm: "Cải làm dưa thì phải già, cọng phải dày mới ngon. Đem phơi cho héo héo thì cắt khúc và rửa sạch rồi xếp vào vại đâu vô đó hẳn hoi. Sau đó thì nấu nồi nước sôi với muối và đường tán, cho chút nước dưa của lần trước vô, và đổ ào vào vại, trên có dằn cái dĩa đất cho cải ngập trong nước muối, rồi đậy kín liền, qua hôm sau là nó vàng rực, 3 ngày thì chua chớ chi, ngon lắm!"
Thỉnh thoảng tui vẫn làm để "cải thiện" trong các bữa ăn.
Edit: Đây là hũ Dưa Cải đã chua và đã bị ăn bớt :) :
Subscribe to:
Posts (Atom)